Kinh phí bảo trì chung cư được tính là 2% giá trị căn hộ trước thuế. Rất nhiều thắc mắc về khoản phí này được quy định theo luật của nhà nước hay chủ đầu tư tự thu phí? phí được dùng vào những việc gì và ai sẽ quản lí?
Kinh phí bảo trì chung cư theo Nghị định số 71/2010/NĐ-CP
Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, việc thu và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư được quy định như sau:
– Trách nhiệm đóng góp: bên mua và bên bán đều có trách nhiệm đóng góp khoản tiền 2% đối với phần sở hữu riêng của mình để phục vụ cho việc bảo trì phần sở hữu chung trong nhà chung cư;
– Quản lý: Bên Bán có trách nhiệm gửi khoản tiền này vào tài khoản riêng của ngân hàng thương mại trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của Bên Mua theo lãi suất không kỳ hạn để tạm quản lý;
– Bàn giao: Bên Bán có trách nhiệm bàn giao khoản kinh phí này (bao gồm cả tiền lãi) cho Ban Quản trị nhà chung cư quản lý sau khi Ban Quản trị nhà chung cư được thành lập theo quy định trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định công nhận Ban quản trị của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư để phục vụ cho việc bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thống nhất để chủ đầu tư tạm quản lý kinh phí này.
>>Tìm hiểu thêm: QUY ĐỊNH VỀ PHÍ QUẢN LÍ CHUNG CƯ: LUẬT NHÀ Ở MỚI NHẤT
Thực tế kinh phí bảo trì hiện nay
Trên thực tế tại nhiều khu chung cư hiện nay, mặc dù đã vào sinh sống một vài năm nhưng cư dân thậm chí không biết gì về khoản kinh phí bảo trì chung cư này. Điều này xuất phát từ một vài lý do như sau:
– Chủ Đầu tư chưa bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị theo quy định và không thông báo cho cư dân thông tin về khoản tiền này cũng như kế hoạch bàn giao;
– Tòa nhà chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư và chưa bầu Ban Quan trị nên chưa có đơn vị tiếp nhận kinh phí bảo trì trong trường hợp có sự bàn giao;
– Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ký kết giữa cư dân với chủ đầu tư không có quy định rõ ràng về trách nhiệm của các bên liên quan đến việc nộp và quản lý khoản kinh phí bảo trì chung cư này.
>>Đọc tiếp:THỦ TỤC MUA BÁN ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊA CHỈ ĐĂNG TIN BÁN ĐẤT UY TÍN IMUABANBDS
Để bảo đảm quyền lợi của mình, người tiêu dùng nên lưu ý:
Thứ nhất, rà soát kỹ Hợp đồng và yêu cầu Chủ đầu tư chỉnh sửa Hợp đồng trong trường hợp không quy định hoặc quy định không rõ ràng các nội dung về kinh phí bảo trì chung cư như vừa đề cập trên đây;
Thứ hai, trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có 50% căn hộ được bán trở lên (kể cả số căn hộ mà Chủ đầu tư giữ lại), cần yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu Ban Quản trị;
Thứ ba, trong trường hợp đã thành lập Ban Quản trị, cần đề nghị Ban Quản trị yêu cầu Chủ Đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì chung cư, bao gồm toàn bộ khoản kinh phí mà người tiêu dùng đã nộp, kinh phí bảo trì thuộc trách nhiệm của Bên bán và toàn bộ khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian Chủ đầu tư tạm quản lý.
Trên đây là những chia sẻ của Mr Hoàn bđs -admin chungcuquanlongbien.com về những điều nằm trong luật nhà ở 2014 bạn nên biết về kinh phí bảo trì
Trích dẫn từ cục quản lí cạnh tranh bộ công thương
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN MỚI NHẤT
[ninja_form id=2]
Chung cư Long Biên PGD cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới bất động sản chuyên nghiệp và uy tín, đặc biệt là phân khúc chung cư tại thị trường bất động sản quận Long Biên, đội ngũ nhân viên hùng hậu, trẻ trung và nhiệt huyết, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong nghề